Bệnh viêm khớp dạng thấp là một dạng tổn thương xương, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến màng hoạt dịch khớp, khiến bệnh nhân cảm thấy sưng đau dẫn đến biến dạng khớp. Khi mặc bệnh này, người bênh tuyệt đối không được chủ quan mà hãy điều trị ngay nhé
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý gì?
Đây là tình trạng các khớp bị viêm , do tổn thương bắt nguồn từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường ở độ tuổi trung niên, Bệnh viêm khớp dạng thấp này thường gây ảnh hưởng đến các khớp có vị trí đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?
Bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm có 4 giai đoạn, các giai đoạn cũng đại diện cho các cấp độ bệnh.
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1, bắt đầu có cảm giác đau ở khớp, sau đó cứng và sưng đỏ vùng viêm. Lúc này sẽ không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp đã bị tổn thương.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này, màng hoạt dịch sẽ bị viêm nặng hơn, gây tổn thương sụn khớp. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhiều hơn, đồng thời vận động sẽ khó khăn hơn.
Giai đoạn 3
Khi đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng đã nghiêm trọng. Lúc này, tổn thương không chỉ ở sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, gây đau và sưng nhiều hơn.
Giai đoạn 4
Ở giai đoạn 4, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, các cơn đau, sưng, cứng khớp diễn ra mạnh mẽ nhất và khiến người bệnh mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn nữa, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp hay gặp ở đối tượng nào?
Người già là đối tượng phổ biến nhất
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một số đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp điển hình như:
+ Giới tính: Phụ nữ được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao nam giới, nhưng nam giới thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn.
+ Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chiếm đại đa số thường khởi phát ở tuổi trung niên.
+ Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn mắc bênh viêm khớp dạng thấp, thì nguy cơ cao rằng bạn sẽ mắc bệnh.
+ Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm điển hình như amiăng hoặc silica đã được chứng minh rằng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có những biểu hiện chính như
- Ấm khớp, sưng đau
- Cứng khớp, dễ gặp nhất là buổi sáng ngủ dậy
- Mệt mỏi, sốt, chán ăn
Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mà không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ gặp tình trạng:
Biến chứng bệnh loãng xương
Bệnh viêm khớp dạng thấp khi được điều trị bằng một số loại thuốc, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương – tình xương bị suy yếu và khiến xương trở nên giòn hơn, dễ gãy.
- Khô mắt và miệng: Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – một hội chứng bị rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
- Nhiễm trùng: Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và phải điều trị nhiều loại thuốc có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm khớp dạng thấp nặng sẽ tác động lên cổ tay và bị chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
Hội cứng ống cổ tay
- Các bệnh tim mạch: Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được phát hiện qua các bước kiểm tra cơ xương khớp tổng quát, cụ thể sẽ là những vùng mà bệnh nhân đang bị đau nhức.
Hoặc sẽ được phát hiện thông qua một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu xác định số lượng hồng cầu. Những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp, ngoài ra còn xét nghiệm Protein, xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA), xét nghiệm kháng thể citrulline.
Cách chữa viêm khớp dạng thấp
Các phương pháp chữa trị viêm khớp dạng thấp phổ biến hiện nay là dùng thuốc, nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý. Nếu bệnh nặng hơn thì phải phẫu thuật nhằm khắc phục tình trạng tổn thương khớp. Tuy nhiên các phương pháp này khi tiến hành điều trị phải phụ thuộc vào tuổi tác, và sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng cụ thể của bệnh. Một nhược điểm của phương pháp này là khó điều trị được tận gốc mà chỉ khắc phúc được những biểu hiện của bệnh và bệnh dễ bị tái lại.
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam Lê Văn Minh
Nhà thuốc Lê Văn Minh được biết đến với những bài thuốc nam quý chuyên đặc trị viêm khớp dạng thấp của dân tộc Cao Lan mà hiện nay các bài thuốc đó đang được chính lương y Lê Văn Minh kế thừa và phát huy.
Lương y Lê Văn Minh và bài thuốc chữa xương khớp
Bài thuốc là sự kết hợp của hơn 50 loại thảo dược quý khác nhau có dược tính mạnh trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân sẽ điều trị thuốc theo liệu trình và mỗi liệu trình đều có sự căn chỉnh thuốc theo từng đợt, thuốc sẽ làm dịu các cơn đau và tái tạo những phần mô xương đang bị tổn thương, sẽ giúp làm lành lại và làm xương chắc khỏe hơn.
Lương y Lê Văn Minh hiện đang là chủ tịch hội đông y Thái Long – Tuyên Quang, người đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc khám chữa điều trị bằng thuốc nam, đã có rất nhiều bệnh nhân khỏi được chứng bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà thuốc thầy Minh. Đến nay thầy Minh vẫn không ngừng trau dồi kiến thức cũ được kế thừa và học hỏi thêm kiến thức mới để có thể có thêm nhiều bài thuốc tâm đắc nữa cứu chữa bệnh nhân.