Đau bụng khi đói: Dấu hiệu bình thường hay cảnh báo bệnh lý tiêu hóa?

Cảm giác đau bụng khi đói là tình trạng phổ biến, xảy ra khi dạ dày không có thức ăn nhưng vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị, đặc biệt là acid hydrochloric, nhằm chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Khi không có thức ăn để trung hòa lượng acid này, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích, dẫn đến đau âm ỉ, nóng rát hoặc quặn thắt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng khi đói diễn ra thường xuyên, kéo dài hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường như buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân đen… thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những rối loạn hoặc bệnh lý tiềm ẩn của đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây đau bụng khi đói

Khi bụng rỗng, cơ thể tiết hormone ghrelin để kích thích cảm giác đói. Đồng thời, dạ dày vẫn sản xuất acid dịch vị ngay cả khi không có thức ăn, từ đó gây kích ứng niêm mạc và dẫn đến đau âm ỉ hoặc nóng rát. Trường hợp này được xem là phản ứng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, tái diễn nhiều lần hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, bạn cần cảnh giác với các bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Gây đau rát vùng thượng vị, đặc biệt khi đói; kèm theo đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn.

  • Viêm dạ dày: Đau quặn thắt hoặc âm ỉ, thường xuất hiện sau nhiều giờ không ăn. Có thể kèm theo chướng bụng, khó tiêu.

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), nhất là vào buổi sáng hoặc khi bụng trống.

Cách phòng tránh tình trạng đau bụng khi đói

Để giảm nguy cơ gặp phải hiện tượng này, bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa: Giúp dạ dày có thức ăn kịp thời để trung hòa acid dịch vị.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn hoặc có gas.

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

  • Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc: Giữ cho hệ thần kinh ổn định, giảm tiết acid dạ dày quá mức.

  • Tập luyện thể thao nhẹ nhàng: Như yoga, đi bộ giúp điều hòa nhu động ruột và giảm stress.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đau bụng khi đói kéo dài hơn 1 – 2 tuần, kèm theo các biểu hiện như buồn nôn, sụt cân, mệt mỏi, đi ngoài phân đen hoặc ra máu,… bạn nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.

Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như nội soi dạ dày, siêu âm, chụp CT,… để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

———————————————–
🌄Thôn Hòa Bình- xã Thái Long- Thành phố Tuyên Quang
Hotline : 𝟎𝟗𝟔𝟔.𝟗𝟓𝟓.𝟓𝟏𝟎

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *