Gout là căn bệnh phổ biến về xương khớp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Có rất nhiều quan điểm sai lầm về bệnh gout, trong đó có việc tập thể dục. Vậy người bị bệnh gout nên có chế độ tập luyện như thế nào, bài viết dưới đây chính là câu trả lời.
- Bệnh gout là gì?
Bệnh gout xảy ra do nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến tích tụ ở các khớp, bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như đau khớp dữ dội nhiều giờ, nổi mẩn đỏ và viêm kéo dài. Những người có tiền sử bị béo phì, tiểu đường, kháng insulin, các bệnh về thận sẽ có nguy cơ cao bị bệnh gout.
2. Bệnh gout có nên tập thể dục hay không?
Với người bình thường, việc tập thể dục là điều nên làm và rất cần thiết. Vậy với người bị gout thì sao? Theo một số nghiên cứu, việc kết hợp điều trị gout với tập thể dục sẽ giúp bệnh thuyên giảm hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh các bài tập có cường độ mạnh, đặc biệt là vào thời điểm các đợt đau khớp phát tác.
Trong quá trình tập thể dục sẽ giúp giảm viêm và axit uric trong máu, thậm chí có thể giúp kéo dài tuổi thọ 4 – 6 năm nếu tập luyện đều đặn với cường độ hợp lý. Đồng thời, tập luyện kết hợp chế độ ăn ít calo cũng được coi là một trong những biện pháp hiệu quả với bệnh gout mà không cần dùng thuốc đặc trị.
Hơn nữa, tập thể dục giúp phục hồi sức khoẻ và sự linh hoạt của người bệnh nhanh hơn sau các đợt viêm cấp tính bởi khi đó cơn đau sẽ làm giảm đi mức độ vận động, người bệnh không cử động quá nhiều dẫn đến các khớp trở nên cứng và kém linh hoạt hơn.
3. Người bệnh gout không nên tập thể dục khi nào?
Trong giai đoạn cơn đau tái phát, người bệnh gout không nên thực hiện vận động thể dục thể thao, thay vào đó cần nghỉ ngơi, chườm đá ở vị trí sưng đau, kê cao chân nếu cơn đau xảy ra ở chi dưới cơ thể. Lý do không nên tập trong lúc này bởi vì quá trình viêm đang ở mức độ tồi tệ nhất. Việc vận động có thể khiến viêm khớp nặng hơn. Thêm nữa, các hoạt động thời điểm này như đứng và đi bộ cũng khiến người bệnh trở nên đau đớn.
4. Khi tập luyện cần lưu ý gì?
Sau các đợt đau khớp thì người bệnh có thể tập luyện trở lại với các bài tập có nhịp độ tăng dần, đặc biệt nên tránh các bài tập có cường độ cao vì có thể nó sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây ra các đợt viêm khác. Các bài tập được chuyên gia khuyến cáo nên tập là chạy nước rút, HITT, đạp xe,.. Bạn cũng nên chú ý uống nước đầy đủ và tránh đồ uống có đường.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Webside: Lương y Lê Văn Minh
Youtube: Lương y Lê Văn Minh